Đánh giá chi tiết Asus Vivobook 2020: Phiên bản rút gọn của dòng Zenbook cao cấp
Trong năm 2020, Asus tiếp tục làm mới dòng Vivobook bằng
cách cập nhật cấu hình mới với CPU intel thế hệ thứ 10 song vẫn giữ nguyên thiết
kế của năm 2019. Vivobook S được Asus định vị là dòng sản phẩm tầm trung, cao cấp
hơn Vivobook dòng A và nằm dưới dòng Zenbook cao cấp. Do đó, Vivibook bị cắt giảm
một vài thong số kỹ thuật so với Zenbook như màn hình (từ 72% NTSC xuống còn
45% NTSC), Card đồ họa (từ dòng GTX xuống dòng MX), ổ SSD (từ TLC xuống QLC), một
số cổng kết nối và một vài thông số khác. Tuy vậy máy vẫn có nắp lưng kim loại, bàn phím tương tự, màn hình nano edge viền siêu mỏng cũng như thiết kế mỏng nhẹ sang trọng thừa hưởng từ đàn anh Zenbook UX533. Vậy điều gì giúp Vivobook S15 cạnh
tranh với cả rừng laptop văn phòng trên thị trường hiện nay, bao gồm những cái
tên rất nổi tiếng như Lenovo Ideapad S, HP Pavilion 15 hay Dell Insiron 5000?
Chúng ta hãy cùng nhau đánh giá.
Về mặt thiết kế, có 3 điểm S15 nhỉnh hơn so với đối thủ. Một
là máy cực kỳ gọn gàng nhờ màn hình có tới 3 cạnh viền siêu mỏng, có thể nói là
nhỏ gọn nhất phân khúc. Hai là, máy có nhiều màu sắc để các bạn trẻ lựa chọn và
thể hiện cá tính, toàn các màu độc lạ không đụng hàng như xanh rêu, tím, cam,…
Ba là, máy được trang bị bản lề Ergo lift nổi tiếng của Asus, khi mở nắp máy
lên sẽ nâng máy lên cao hơn khoảng 1cm, tang hiệu quả tản nhiệt cũng như tạo
góc nghiêng thuận tiện hơn cho việc gõ phím.
Tuy nhiên, bản lề Ergo Lift có một nhược điểm nhỏ mà bạn có
thể thấy ở hình bên dưới. Bạn có biết vì sao anh chàng đeo tất hồng lại phải “đệm”
them một cái gối lên đùi không? :) là bởi vì khi mở bản lề Ergo lift lên, cạnh
màn hình sẽ đè lên đùi. Các bạn nữ mặc váy ngắn sau khi dung laptop khoảng 1 tiếng
đồng hồ, khi đứng dậy khả năng cao sẽ có một vệt hằn đỏ trên đùi J Nhưng ko sao cả vì
mình biết các bạn hầu hết vẫn để laptop lên bàn đúng không?
Nhìn chung thiết kế của máy đẹp theo phong cách tối giản, gọn
gang, không có chi tiết thừa. Phiên bản màu bạc mình đang sử dụng nhìn rất lịch
lãm, trung tính, phù hợp với doanh nhân hoặc người làm văn phòng. Các bạn sinh
viên có lẽ sẽ thích phiên bản màu sắc nổi bật hơn. Nhưng dù là sinh viên hay
doanh nhân hay người đi làm, chắc chắn bạn sẽ hài lòng khi mang máy lên giảng
đường hay đi gặp đối tác, vì máy khá nhẹ chỉ 1,8 kg. Thiết kế tinh tế với các
đường cắt kim cương, gờ máy có cắt vát một rãnh nhỏ để thuận tiện cho việc mở nắp
máy bằng một tay, và chất liệu kim loại cùng lớp sơn anodize khiến máy trở nên
trang nhã và sang trọng.
Hiệu năng
- CPU Intel 10210u (4 lõi 8 luồng)
- VGA Nvidia MX250 (phiên bản 25W)
- RAM 8GB DDR4
- SSD 512 GB Intel
Với cấu hình này, Vivobook S15 có thể đảm đương tốt tất cả
các tác vụ văn phòng như bảng tính, email, trình duyệt,.. một cách trơn tru, mượt
mà. Công bằng mà nói, hiệu năng của CPU gen 10 không cao hơn gen 8 là mấy nếu
chỉ xét trong dòng U (10210u so với 8265u). Tuy nhiên với 4 lõi thực đủ mạnh, kết
hợp cùng 8GB ram và ổ SSD tốc độ cao, máy vẫn chạy được tốt các ứng dụng media
như Photoshop hay Illustrator. Thử chỉnh sửa video với Camtasia, file 1080p 5
phút, add một vài hiệu ứng đơn giản, máy chạy mượt, render không bị crash mặc
dù khi render phần bàn phím bên phải nóng lên khá rõ. Test với Adobe Primiere nặng
hơn, máy vẫn chạy được với 2 – 3 layer đơn giản. Một điều đáng tiếc là GPU của
máy không hỗ trợ công nghệ NVENC giúp tăng tốc xem trước các hiệu ứng chỉnh sửa.
Do vậy theo mình nếu các bạn dùng máy để học chỉnh sửa video thì máy đáp ứng được,
nhưng nếu bạn chuyên edit video thì về lâu về dài nên chọn dòng gaming có CPU
hiệu năng cao và card đồ họa nVidia GTX sẽ nhanh mượt, hiệu quả hơn.
Tương tự với game, máy có thể cân được các game phổ biến ở độ
phân giải Full HD và mức thiết lập trung bình (medium setting). Nếu bạn chơi
các game online để giải trí mỗi cuối tuần, hoặc một lúc buổi tối sau một ngày
làm việc căng thẳng thì máy đáp ứng được. Nhưng nếu bạn muốn try hard, max
setting, cày cuốc nhiều tiếng đồng hồ thì cỗ máy mỏng nhẹ này sẽ nóng lên khá
nhanh, quạt hú to và rõ ràng việc duy trì nhiệt độ cao như thế về lâu dài sẽ
khiến máy nhanh xuống mã, chai pin. Thế nên chơi game casual hoặc game online
phổ thông thôi nhé! Test nhanh với Fortnite, máy đạt 25 – 40 FPS ở High
Setting, nhiệt độ khoảng 73 – 75 độ cho GPU và CPU. PES 2019 cũng đạt 40 – 50 FPS,
CPU nóng hơn trên 80 độ. CSGO chơi ổn 30 - 60 FPS.
Test nhanh con SSD gắn kèm thì kết quả bình thường, không xuất
sắc. Có lẽ do băng thông SSD chỉ là 2x nên tốc độ đọc tuần tự chỉ khoảng
1,8GB/s, bằng một nửa so với mức 3,5 – 3,6GB/s của Lenovo S340. Tuy nhiên con số
này cũng ko quá quan trọng, điều quan trọng hơn là tốc độ ghi đọc ngẫu nhiên vẫn
đạt 50 – 60 MB/s, do vậy nó cho trải nghiệm tổng thể của máy khá nhanh mượt.
Mình test thử với 2 file khác nhau, một file 1GB và một file 64GB, kết quả thực
tế cũng không quá chênh lệch. SSD của máy đủ nhanh và dung lượng 512 GB cũng
khá dư dả với nhu cầu văn phòng, học tập.
Tóm lại, hiệu năng của máy ở mức khá tốt trong phân khúc của nó. Dù là học tập, văn phòng, làm việc hay chơi game không chuyên thì máy đều đáp ứng được.
Tóm lại, hiệu năng của máy ở mức khá tốt trong phân khúc của nó. Dù là học tập, văn phòng, làm việc hay chơi game không chuyên thì máy đều đáp ứng được.
Nói thêm một chút về hiệu năng, cách đây 3 năm mình có mua
cho bạn mình một chiếc Asus S510 UQ. Máy có cpu i5 7200u, ram 4GB, VGA 940mx.
Sau mình có lắp thêm cho 1 ssd msata. Chơi fortnite chỉ được low setting, sau 3
năm pin bị phồng và bảo hành 1 lần lỗi bàn phím. Sau 3 năm, giờ mình có trong
tay Asus S531FL đời sau, chơi game được medium setting rồi, chạy nhanh mượt hơn
rồi nên mình khá hài lòng về hiệu năng của máy, nhất là khi nó chỉ là một chiếc
ultrabook mỏng nhẹ. Tuy nhiên độ bền vẫn cần thời gian đánh giá thêm.
Bàn phím của máy cũng lấy từ Zenbook cao cấp xuống. Phím bấm
khá mềm tương tự dell latitude nhưng độ ồn cao hơn. Kích thước phím bấm vừa phải,
khoảng cách phím hợp lý, cảm giác gõ tốt, mình đang gõ bài review bằng bàn phím
này đây. Có mấy điểm thích thú. Một là nó có phím F11 mở nhanh snip tool rất tiện,
nó cũng có nút chuyển 2 chế độ Hotkey và Function cho cụm phím từ F1 đến F12 mà
không cần vào bios lằng nhằng như Lenovo. Tức là nếu bạn làm văn phòng thì chọn
chế độ function để sử dụng các nút F cho excel, và khi bạn giải trí có thể chuyển
ngay sang hotkey để tăng giảm âm lượng, độ sang màn hình khi chơi game xem
phim. Nút chỉnh độ sang cũng khá thông minh, chỉ cần 1 nút là bật tắt được và
điều chỉnh 3 mức độ sáng. Không cần đến 2 nút tăng giảm như Acer nitro 5 và
không cực đoan đến mức chỉ có 1 mức độ sáng duy nhất như Mi Book. Đó là những
điểm mình hài lòng, còn những điểm chưa hài lòng thì sao? Đầu tiên, độ bền của
phím bấm là một câu hỏi, hai người bạn của mình đã phải đi bảo hành bàn phím
(S510 và UX433), và bạn cũng có thể tự search google để biết có bao nhiêu phàn
nàn về bàn phím asus dòng phổ thông cho nó công tâm. Cần thêm thời gian để đánh
giá độ bền.
Điều không hài lòng thứ hai là phím 4 chiều bé tý. Nếu bạn
làm kế toán mà ngón tay to thì chắc chắn bạn sẽ phát bực nếu cứ phải dò nhảy
dòng trong excel bằng nút lên xuống bé xíu, dính sát vào nhau thế này. Trong cụm
numpad thì phím số 0 và dấu chấm (.) hoán đổi vị trí cho nhau có lẽ hợp lý hơn.
Phím nguồn khá gần với phím numlock và dấu chia (/) nên khi gõ cũng cần cẩn thận
tránh bấm nhầm.
Với touchpad, thiết kế đẹp với đường viền cắt kim cương,
phong cách buttonless tối giản sang trọng, đồng màu với tổng thể máy. Hỗ trợ
Driver Precision và có cả công nghệ nhận diện lòng bàn tay, khi bạn đang typing
mà đè bàn tay lên touchpad vẫn không bị ảnh hưởng đến con trỏ chuột, khá hay.
Nhưng có một vấn đề là khi gõ lên touchpad, nó có tiếng cục cục nghe rất là…kỳ
cục. Ở đây là gõ lên nhé (touch) chứ không phải là bấm (click). Khi nhấn xuống
thì nó kêu click ok rồi, nhưng khi chạm nhẹ lên nó kêu cục cục khiến mình có cảm
tưởng ko được chắc chắn lắm, gần như y hệt với em MSI GF63 của mình đấy cả nhà ạ
J
Chuyển sang đến màn hình
Rõ ràng màn hình và bàn phím là 2
thứ còn quan trọng hơn cả cấu hình. Cấu hình nâng cấp được nhưng màn hình và
bàn phím thì không, và nó ảnh hưởng trực tiếp đến đôi mắt của chúng ta mỗi ngày
có thể lên tới 8 tiếng hoặc hơn. Về cơ bản màn hình của máy ỔN, tấm nền IPS,
góc nhìn rộng, có chống chói. Dùng ngoài trời nắng cần để độ sáng tối đa nhưng
như vậy pin sẽ hết nhanh. Màn hình có độ sắc nét tiêu chuẩn, giải trí hay chơi
game đều ổn. Trong phân phúc này thì các đối thủ nhỉnh hơn. Ví dụ như Xiaomi
Pro 15 hay Dell Inspiron 7590 có độ phủ màu lên tới gần 100% sRGB. (tất nhiên
7590 thuộc phân khúc High Performance rồi). Lenovo S540 cũng 72% NTSC. Tuy
nhiên cần đánh giá kỹ hơn là tấm nền cụ thể gì nữa, vì cùng là 72% NTSC cũng có
dăm bảy loại khác nhau. Vì vậy nếu bạn dùng máy để học đồ họa và chỉnh sửa ảnh
thì OK nhưng nếu bạn kiếm tiền từ công việc đó thì hãy chọn màn hình chuyên
nghiệp hơn nhé. Còn với mình thì màn hình này đủ tốt cho office, light gaming, entertainment.
Phía trên màn hình viền mỏng này, Asus cũng nỗ lực gắn kèm một webcam và module hồng ngoại IR tích hợp với windows hello. Một tính năng tuy nhỏ nhưng vô cùng tiện lợi, đặc biệt cho ai có nhu cầu làm việc tại nhà hay học trực tuyến qua zoom trong mùa dịch này. (ROG G15 giá 30 củ còn ko có wc nhé). Pin dùng được 3,5 đến 4 tiếng với các tác vụ phổ biến, mở nhiều tab. Không tồi so với một con lap 15 inch có vga rời.
Phía trên màn hình viền mỏng này, Asus cũng nỗ lực gắn kèm một webcam và module hồng ngoại IR tích hợp với windows hello. Một tính năng tuy nhỏ nhưng vô cùng tiện lợi, đặc biệt cho ai có nhu cầu làm việc tại nhà hay học trực tuyến qua zoom trong mùa dịch này. (ROG G15 giá 30 củ còn ko có wc nhé). Pin dùng được 3,5 đến 4 tiếng với các tác vụ phổ biến, mở nhiều tab. Không tồi so với một con lap 15 inch có vga rời.
Về các cổng kết nối và khả năng nâng cấp.
Máy có đủ món ăn chơi: USB A 3.1, 2.0, USB C, HDMI, 3.5mm, bố trí hợp lý đều 2 bên. Khe cắm thẻ nhớ là MicroSD, nên anhem chụp ảnh buộc phải mua thêm SD Card reader rồi. HP Pavilion thì có thêm cổng LAN và khe đọc thẻ SD. Hơi tiếc một chút nếu cổng usb c mà hỗ trợ sạc cho laptop nữa thì quá ngon, mua ngay con sạc GAN siêu nhỏ về dùng, mỗi lần đi đâu hành trang cũng gọn gang hẳn. Các kết nối không dây cũng được cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn mới nhất như Wifi 6 hay Bluetooth BLE. Mình cũng thử kết nối tai nghe Haylou GT2 TWS thì kết nối trơn tru, hoạt động ổn định. Âm thanh của máy vừa đủ trong phòng 20 mét vuông, thôi phần loa laptop xin phép ko review làm gì mất thời gian. Dù cho có gắn mác Harman kardon hay B&O hay gì gì đi nữa thì cũng là chống cháy xập xình mà thôi. Tai nghe hoặc loa ngoài là lựa chọn bắt buộc nếu như bạn muốn nghe nhạc nghiêm túc, hay chơi game FPS.
Máy có đủ món ăn chơi: USB A 3.1, 2.0, USB C, HDMI, 3.5mm, bố trí hợp lý đều 2 bên. Khe cắm thẻ nhớ là MicroSD, nên anhem chụp ảnh buộc phải mua thêm SD Card reader rồi. HP Pavilion thì có thêm cổng LAN và khe đọc thẻ SD. Hơi tiếc một chút nếu cổng usb c mà hỗ trợ sạc cho laptop nữa thì quá ngon, mua ngay con sạc GAN siêu nhỏ về dùng, mỗi lần đi đâu hành trang cũng gọn gang hẳn. Các kết nối không dây cũng được cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn mới nhất như Wifi 6 hay Bluetooth BLE. Mình cũng thử kết nối tai nghe Haylou GT2 TWS thì kết nối trơn tru, hoạt động ổn định. Âm thanh của máy vừa đủ trong phòng 20 mét vuông, thôi phần loa laptop xin phép ko review làm gì mất thời gian. Dù cho có gắn mác Harman kardon hay B&O hay gì gì đi nữa thì cũng là chống cháy xập xình mà thôi. Tai nghe hoặc loa ngoài là lựa chọn bắt buộc nếu như bạn muốn nghe nhạc nghiêm túc, hay chơi game FPS.
Cuối cùng thì mình đánh giá đây là một laptop đáng cân nhắc
trong tầm giá. Khi đặt lên bàn cân so sánh với đối thủ, sẽ khá là đau đầu đấy.
Vivobook S15 có thời gian bảo hành gấp đôi (2 năm) và nhỏ gọn. Nhưng Lenovo
S540 lại có màn hình làm đồ họa tốt hơn (72% NTSC), pin trâu hơn (52Whr so với
42Whr). Với mức giá same same nhau bạn sẽ chọn mẫu nào? Hoặc đề xuất mẫu nào
khác?
Nhận xét
Đăng nhận xét