Đánh giá Asus F571: Thiết kế văn phòng, cấu hình gaming!
Asus F571 là mẫu laptop bị “hiểu lầm” khá nhiều, rất nhiều
người đánh giá mẫu “laptop gaming” này tản nhiệt kém, thiết kế khe thoát nhiệt
không hợp lý (xả thẳng khí nóng vào viền màn hình). Thực sự không phải vậy,
F571 không phải laptop gaming như mọi người nghĩ. Nó là một chiếc máy văn phòng
đích thực. Vậy tại sao máy văn phòng lại được trang bị VGA chơi game khá mạnh
hiện nay là GTX1650? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu
Thiết kế
Về thiết kế, rõ ràng đây là một laptop doanh nghiệp. Từ
trong ra ngoài là gam màu tối, xanh thẫm và đen đậm chất văn phòng. Máy gọn gàng,
không gân guốc, không logo phát sang, không có biểu tượng rồng phượng gì cả. Nắp
máy đơn giản, không có họa tiết trang trí nào, chỉ có logo Asus bạc thường thấy
trên những mẫu vivobook phổ thông. Khi mở máy lên, tiếp tục là một thiết kế văn
phòng rõ nét. Bàn phím không có LED, không có RGB, không có phím WASD được làm
nổi bật, không có nút điều chỉnh quạt gió, không có nút thiết lập chế độ
gaming,…Chỉ có một phím tắt để mở phần mềm, và đó là phần mềm MyAsus trên các
laptop phổ thông chứ không phải Amory Crate. Ở phần touchpad lại có thêm cảm biến
vân tay, cổng LAN đi kèm cũng chỉ là LAN thường, không có killer, không có
gaming.
Hiệu năng
OK chúng ta đã rõ đây là một working/ entertaiment laptop,
chứ không phải gaming laptop. Và với nhiệm vụ của mình thì F571 có thể đáp ứng
tốt yêu cầu của bạn. Mình thử chơi game Fortnite thì dễ dàng thiết lập max
setting (1650 khá ổn) nhưng chỉ chơi 15 phút nhiệt độ đã lên tới 95 độ cho CPU
nên mình đã ngừng chơi. CPU kèm theo máy là i5 8300H, một CPU đã quá phổ biến:
không mới nhưng cũng chưa phải là cũ, hiệu năng rất khá trong tầm tiền, chiến tốt
các ứng dụng biên tập. Nếu bạn là một youtuber mới vào nghề, một creator không
chuyên, hay một freelancer bán thời gian thì F571 phục vụ bạn rất tốt.
Photoshop, Corel, Camtasia,…đều chạy tốt. Ổ SSD theo máy nhanh, mặc dù nó chỉ
là QLC Intel nhưng thiết nghĩ bạn cũng chẳng cần phải quan tâm QLC, MLC hay TCL
làm gì, cứ sử dụng thôi và hãy tin mình đi, nó đủ tốt, đủ nhanh để bạn hài long.
Khả năng nâng cấp của máy cũng khá thoải mái với khe 2.5 sata, một khe ram trống.
Khá ổn!
Màn hình
Không có nhiều điều để nói về màn hình của máy. Tấm nền IPS,
độ phân giải Full HD như nhiều máy khác, viền mỏng 2 bên, có webcam. Nói chung
là không xuất sắc nhưng vẫn đủ đẹp cho các bộ phim Full HD hay chơi game nhẹ. Chất
lượng đủ dùng.
Bàn phím
Điểm mình thích nhất ở bàn phím này là có thể chuyển đổi 2
chế độ của dãy phím từ F1 đến F12 dễ dàng, không cần vào bios. Nếu bạn là dân
văn phòng, thường xuyên bấm F4 để lock vùng dữ liệu trong excel thì bạn bấm
Fn+Ecs để sử dụng phím F4 một chạm. Tương tự, nếu bạn dùng máy để giải trí và
thường xuyên tang giảm âm lượng, độ sang màn hình,..bằng cụm phím F1 đến F12
thì cung chỉ cần bấm Fn+Ecs một lần nữa, và từ nay bạn chỉ cần bấm nút Function
thôi chứ không phải đè thêm Fn nữa. Đơn giản nhưng hiệu quả.
Điểm mình không thích là nó không có đèn nền, và phím 4 chiều
bị bóp dẹt xuống khá nhỏ, mình không thích điều này chút nào vì mình hay dò ô
trong excel nên sử dụng cụm phím này thường xuyên và có thể bị bấm nhầm nút lên
và xuống. Còn lại thì hành trình phím và
độ nảy ở mức trung bình, không bằng Lenovo L340 vốn có độ nảy tốt hơn. Layout
cũng dễ làm quen và có bàn phím số numpad.
Touchpad của máy có độ trễ thấp, phản hồi tốt và thao tác với
Window Precision Driver không gặp vấn đề gì. Touchpad cũng khá mượt, nhận diện
được long bàn tay nên khi bạn gõ phím nếu lỡ di tay vào cũng không bị nhảy con
trỏ chuột. Bạn sẽ hài long với touchpad này, và còn hài long hơn nữa với cảm biến
vân tay một chạm. Mình thấy cảm biến khá nhạy, chỉ đặt ngón tay vào 0,3 – 0,5
giây là máy unlock, hầu như không phải chạm lại lần thứ hai. Nó chính xác hơn cảm
biến vân tay trên Thinkbook 14 vì trong suốt thời gian sử dụng, nó không nhận
diện sai vân tay một lần nào.
Kết nối
Đúng tính chất máy văn phòng, F571 có đủ LAN, USB A và C, cổng
cắm thẻ nhớ SD giúp bạn nào chơi máy ảnh đỡ phải mua thêm đầu đọc thẻ nhớ. Đầu
đọc là loại cắm thẳng chứ không phải lò xo nên khi cắm vào vẫn dư ra tầm hơn
1cm, bạn nên chú ý khi di chuột cẩn thận kẻo lại quệt vào. Mình thích khe cắm
thẻ kiểu lò xo trên Dell 7440 hay MSI Alpha 15 hơn, khi nhét vào thẻ chui hẳn
vào trong máy không bị dôi ra ngoài.
Âm thanh của máy được quảng cáo là Harman Kardon nhưng do
mình tai trâu nên cũng thấy bình thường. Trong phòng 20 mét vuông, âm lượng đủ
phát cho cả phòng nghe rõ. Dù sao bạn vẫn nên đep tai nghe hoặc nối ra loa
ngoài để thưởng thức âm nhạc trọn vẹn, loa laptop này không ăn thua đâu.
Pin thì hơi đuối, cũng dễ hiểu thôi khi máy được trang bị phần
cứng mạnh mẽ. Bạn sẽ luôn phải mang theo sạc vì sử dụng thông thường máy trụ được
khoảng trên dưới 2 tiếng thôi, không có gì bất ngờ với một laptop có CPU hiệu
năng cao, VGA mạnh và 2 quạt tản nhiệt.
Cuối cùng là nhiệt độ, cái này nhiều người test rồi nên mình
ko nhắc lại. Chỉ bổ sung thêm là khi làm việc nhiệt độ ổn định 4x độ CPU, lâu
lâu tầm 1 năm 1 lần bạn nên vệ sinh và tra kem tản nhiệt. Tóm lại, nếu bạn là
game thủ hardcore thì đây không phải máy dành cho bạn đâu. Đây là một laptop
làm việc nghiêm túc, VGA 1650 đủ để bạn giải trí với những game phổ biến như
LOL hay FIFA, còn muốn cày cuốc các game AAA đồ họa khủng thì bạn nên tìm đến
ROG hoặc ít nhất cũng là TUF. Theo mình, nếu bạn hiểu rõ F571 và sử dụng nó
đúng mục đích: làm nhiều, chơi ít thì đây vẫn là một mẫu đáng cân nhắc nhờ vào
hiệu năng/giá rất tốt của nó (Laptop rẻ nhất mà có VGA GTX 1650)
hay quá
Trả lờiXóa