Đánh giá Asus D570D: Nâng cấp nhỏ nhưng hiệu quả.

Asus D570DD là phiên bản cải tiến của Asus F570ZD ra mắt trước đó một năm. Asus đã thực hiện một số cải tiến nhỏ nhưng rất hiệu quả khiến cho chiếc máy trở thành một lựa chọn rất đáng cân nhắc trong phân khúc
D570D thuộc phân khúc laptop đa dụng phổ thông. Có mức giá rẻ trong khoảng 15 triệu, vừa có trọng lượng nhẹ (1,9 kg) lại vừa được trang bị card đồ họa rời nVidia GTX 1050 4GB, D570D có thể đáp ứng tốt cả nhu cầu làm việc, học tập lẫn chơi game và giải trí. Để có được mức giá rẻ và trọng lượng nhẹ, Asus đã sử dụng CPU AMD Ryzen 5 3500u thuộc dòng CPU tiết kiệm điện và cắt giảm cấu hình, cũng như sử dụng chất liệu nhựa cho toàn bộ vỏ máy. Mặc dù vậy mình vẫn đánh giá đây là một mẫu máy tốt trong tầm giá. Hãy cùng nhau xem xét chiếc laptop này.
Những điểm cải tiến
So với người tiền nhiệm F570ZD, năm nay Asus đã trang bị cho D570 những cải tiến mới
  • CPU đời mới 3500u, mạnh hơn 2500u cũ khoảng 5%
  • HDD chậm chạm đã được nâng cấp bằng SSD nvme tốc độ cao
  • Bổ sung thêm cảm biến vân tay một chạm
  • Cải tiến bản lề chắc chắn hơn và nhiều khe hút gió hơn

Những cải tiến này thực sự mang lại trải nghiệm khác biệt. Năm ngoái F570 bị chê tơi tả về tốc độ do HDD đi kèm quá chậm chạm, thậm chí so với các máy có HDD khác nó cũng chậm hơn thấy rõ. Năm nay D570 không chỉ nhanh hơn hẳn mà còn tiện dụng hơn với cảm biến vân tay nhanh nhạy nhưng mức giá lại rẻ hơn. Một bản nâng cấp đáng giá!

Thiết kế
D570 trung thành với thiết kế cổ điển, viền màn hình dày không có nhiều nét hầm hố mặc dù được trang bị card đồ họa gaming. Do viền màn hình dày nên máy có kích thước lớn hơn khi so sánh với những mẫu Gaming đời mới. Trong ảnh mình chụp là MSI Alpha 15, có thể thấy chiều dài và rộng của Asus D570 đều nhỉnh hơn Alpha 15 khoảng 1cm mỗi bên

Mặc dù thiết kế đơn giản nhưng D570 không hề đơn điệu. Bề mặt máy cũng như phần kê tay được trang trí bằng các mảng vân xước tương tự như F570. Điểm cộng là máy được thiết kế khá tỷ mỉ, những chi tiết rất nhỏ cũng được đồng nhất với nhau. Viền máy được sơn một dải màu xanh neon và màu xanh này cũng được sơn quanh viền touchpad bên trong lẫn logo bên ngoài. Các góc cạnh của máy được cắt vát, từ phần vỏ máy cho đến bàn phím và cả bàn di chuột, tạo nên sự liền lạc trong một ngôn ngữ thiết kế nhất quán. Xét về tổng thể, đây là một mẫu laptop có thiết kế trung tính, hướng về văn phòng hơn là chơi game. Mặc dù đơn giản nhưng vẫn có nét tinh tế, có điểm nhấn.

Hiệu năng
Cấu hình của D570 là sự kết hợp giữa CPU AMD và Card đồ họa của nVidia
- CPU 3500u 4 lõi 8 luồng
- RAM DDR4 4GB
- VGA GTX 1050 4GB
- SSD 256 GB nvme
- Màn hình Full HD IPS 15,6 inch
- Bàn phím có LED trắng
- Kết nối: 3 usb type A, 1 usb type C, LAN, micro SD card reader
Do chỉ có 4GB ram nên mình cũng ko test được game nặng. Thử qua Fortnite thì lần đầu tiên chơi được. Năm ngoái, mình vật vã với F570 khi cài game, chơi chỉ được 2 - 3 fps. Đã thử đủ mọi cách: cài lại win, cài lại driver, thử các bản driver cũ hơn, cắm sạc điện, add game vào VGA rời,...nhưng tất cả vô dụng. Sau đó mình đã phải đầu hàng và bán máy. Thì năm nay D570 đã tốt hơn nhiều, chơi được các game cơ bản, không bị crash hay lỗi, không bị chậm lag như F570 năm ngoái. 
Máy bật tắt khá nhanh, mở app cũng khá nhanh nhờ vào SSD NVME kèm theo. Mình check thì ra model là WD S730, dùng nand TCL, là một SSD oem laptop khá phổ biến. Tuy nhiên dung lượng chỉ 256GB, có lẽ nếu bạn tính dùng lâu dài cũng nên tính đến phương án lắp thêm một SSD hoặc HDD nữa, hoặc sử dụng cloud để lưu trữ dữ liệu cá nhân nếu có nhiều.
CPU của máy đạt điểm benchmark tương đối cao, cao hơn cả 2500u lẫn 8265u theo điểm passmark.N Nhưng quan trọng hơn là khả năng tương thích và driver tốt hơn rõ rệt. Đó là những thay đổi nhỏ nhưng rất đáng khen.

Màn hình
"Viền dày"! đó là điều đầu tiên đập vào mắt bạn khi mở nắp máy. Tuy viền dày nhưng bù lại chất lượng hiển thị của máy cũng tốt, chống chói, full HD IPS góc nhìn rộng. Nếu bạn không quá quan trọng về hình thức thì màn hình này vẫn đáp ứng tốt cho các nhu cầu xem phim hay chơi game của bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đánh giá Asus Zenbook Duo: Hai màn hình, nhỏ gọn, hiển thị rất đẹp, CPU đời mới, pin trâu, tối ưu cho dân đồ họa, thiết kế

Đánh giá Asus F571: Thiết kế văn phòng, cấu hình gaming!

Đánh giá Lenovo S340 bản 14 inch 2020: Hiệu năng cải tiến, màn hình cải lùi